DANH MỤC SẢN PHẨM
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh
Kẹo cu đơ Anh Khang
Hộp loại nhỏ
Hộp loại vừa
Hộp loại to
Rượu Can Lộc
Rượu Hà Anh
VIDEO CLIPS
Nem Thanh Hóa
Kẹo cu đơ Anh Khang Hà Tĩnh
Chả lụa Hà Tĩnh
Nem cối Hà Tĩnh
Nem chua Xứ Nghệ
Chùa Hương Tích Hà Tĩnh
Ẩm thực Hà Tĩnh
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Giò chả Hà Tĩnh
Giò bò Hà Tĩnh
Giò lợn Hà Tĩnh
Giò me Xứ Nghệ
Chả lụa Hà Tĩnh
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Giò nem - 0975.26.55.67

Kẹo cu đơ - 0986.606.695
Hôm nay: 257  - Tất cả: 12,722,313
 
TIN TỨC > DU LỊCH, LỄ HỘI
Bản in - Lượt xem: 3099
 
Thánh đường Hồi giáo giữa lòng thủ đô
Tin đăng ngày: 28/4/2014 - Xem: 3099
 

Thánh đường Hồi giáo duy nhất hiện diện ở miền Bắc mang tên Al-Noor Masjid (Thánh đường Ánh Sáng) nằm lặng lẽ trên phố Hàng Lược hơn một thế kỷ qua.

Hơn 100 năm qua, thánh đường Al-Noor ở số 12 Hàng Lược là điểm đến cầu nguyện hàng tuần của những tín đồ Hồi giáo người Việt và người nước ngoài.

Đầu thế kỷ 19, các thương gia Ấn Độ đến Việt Nam sinh sống và buôn bán. Để đáp ứng nhu cầu tôn giáo, năm 1885, cộng đồng người Ấn tại đây bắt đầu xây dựng thánh đường Al-Noor. Do vậy, kiến trúc của Al-Noor mang nhiều ảnh hưởng của văn hóa Ấn.

Năm 1890, nhà thờ Al-Noor được chính thức đưa vào sử dụng. Cổng chính nhà thờ được xây dựng hướng về phía Tây nơi có Thánh Địa Hồi Giáo Mecca. 

Diện tích thánh đường khoảng 400 m2 với các bài trí được thiết kế giống các nhà thờ Hồi Giáo khác trên thế giới. Tuy nhiên, các chi tiết như tháp nhọn, mái bằng, cổng vòm... lại mang dấu ấn đặc trưng của kiến trúc Ấn Độ.

Người Hồi giáo cầu nguyện 5 lần một ngày và thứ sáu hàng tuần là ngày lễ chính. Việc cầu nguyện hàng ngày có thể diễn ra ở mọi nơi, tuy nhiên nếu cách nhà thờ khoảng 6 km, các tín  đồ được khuyên nên đến Thánh đường cầu nguyện. Do vậy, những tấm thảm lớn luôn sẵn sàng để phục vụ số đông.

Bệ đá nơi Imam (chủ lễ) thực hiện những nghi thức tôn giáo vào sáng thứ 6 hàng tuần. Hiện nay, Imam của thánh đường Al-Noor là ông Miêu Abbas tới từ Ninh Thuận, ông cũng là trưởng ban quản lý tại đây.

Những quyển kinh Koran được đặt ngay cạnh Imam. Ngoài buổi lễ sáng thứ 6 hàng tuần, Imam cũng thực hiện những nghi lễ ma chay, cưới hỏi cho tín đồ Hồi Giáo.

Không gian rộng ở sảnh chính trở nên chật trội mỗi sáng thứ 6 hàng tuần. Những tủ sánh về Hồi Giáo, Kinh Koran bằng tiếng Việt, tiếng Anh,  tiếng Ả Rập được bố trí cho các tín đồ.

Trước đây, những quyển kinh Koran bằng tiếng Việt chưa có và người Hồi Giáo Việt Nam phải dựa vào những bản dịch tiếng Anh. Ngày nay, bộ kinh Koran tiếng Việt được Nhà xuất bản Tôn giáo phát hành, hỗ trợ người Hồi Giáo Việt Nam rất lớn trong việc thực hành tín ngưỡng. 

Những bức tranh đặc trưng về văn hóa Hồi Giáo được trưng bày khắp nơi xung quanh thánh đường Al-Noor.

Khu vực vệ sinh với rất nhiều vòi nước được lắp đặt để những người Hồi Giáo đến cầu nguyện có thể thực hiện nghi thức Wudhu (Nghi thức rửa tay, chân, mặt, mũi sạch sẽ và ăn mặc quần áo gọn gàng trước khi cầu nguyện trong nhà thờ).

Hơn 20 năm trông coi, ông Đoàn Hồng Cương (60 tuổi) là người nắm rõ nhất về thánh đường. Ông Cương chia sẻ hàng ngày ông quét dọn, giữ gìn thánh đường sạch sẽ với hi vọng cộng đồng người Hồi Giáo Việt Nam cũng như những vị khách nước ngoài có nơi để thực hành tôn giáo. Với 114 năm tuổi, thánh đường Al-Noor đã chứng kiến nhiều bước thăng trầm của Hà Nội.

<< Du lịch, lễ hội >>
Đặc sản Cầu Phủ Hà Tĩnh - Kẹo cu đơ Anh Khang
Cơ sở 1: Số nhà 19, Ngõ 247, đường Vũ Quang, TP Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.853.421 - Di động: 0972.261.469
Cơ sở 2: Nhà số 1, Ngõ 110, Nguyễn Sĩ Sách, TP Vinh, Nghệ An
Điện thoại: 02383.831.118 - 0986.606.095 - keocudoanhkhang@gmail.com
  rượu can lộc I đền chợ củi I giò chả hà tĩnh I kẹo cu đơ I