Làng Phú Hòa, xã Phú Gia, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) sẽ không có gì đặc biệt nếu không có sự tích kể rằng đây là nơi vua Hàm Nghi từng về trú ẩn, viết chiếu Cần Vương kêu gọi đánh đuổi giặc Pháp và ban tặng nhiều bảo vật vô giá.
Từ cầu Bến Thuỷ theo quốc lộ 1A đi về hướng Nam 4km, rẽ phải, đi tiếp 200m nữa du khách sẽ thấy dưới chân núi Ngũ Mã, ẩn hiện trong vườn cây cổ thụ có một ngôi đền cổ kính uy nghi. Đó là đền Chợ Củi, còn gọi là đền Củi. Đền Củi thuộc địa phận xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đến với đền Củi có thể đi bằng đường bộ, đường sông đều thuận lợi.
Di tích Ngã ba Nghèn nằm ở thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây đã xảy ra nhiều cuộc đấu tranh của công nông Can Lộc trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931.
Đền Chiêu Trưng còn gọi là đền Võ Mục, thuộc xã Kim Đôi nay là xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà. Đền xây dựng trên núi Long Ngâm, ngọn núi cuối cùng của dãy Nam Giới, từ đất liền uốn lượn ra biển làm bức bình phong án ngữ phía đông cửa Sót. Ngọn Long Ngâm hình núi như trán con rồng chúi xuống biển sâu "Ai biết núi Nam Giới. Đá cũng hoá ra rồng" (thơ Bùi Dương Lịch).
Nhà lưu niệm đồng chí Hà Huy Tập- Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam (1936-1938), ở làng Thổ Ngoạ, tổng Kim Nặc(nay là xã Cẩm Hưng), huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Di tích nằm về phía Tây cách đường Quốc lộ 1A hướng Bắc- Nam khoảng 500m. Ngôi nhà tranh 4 gian nằm nép mình trong luỹ tre xanh là nơi đã ghi dấu biết bao kỷ niệm về quê hương, dòng họ, gia đình đồng chí Hà Huy Tập.
Nói đến vùng đất Hà Tĩnh, trước tiên là nói đến Núi Hồng với 99 ngọn vút cao trùng điệp. Vào năm Minh Mệnh thứ 17, Núi Hồng được khắc vào Anh Ðỉnh là một biểu tượng của thiên nhiên Việt Nam. Quanh Hồng Lĩnh là cả một kho báu về những câu chuyện huyền bí và hấp dẫn.
hùa Chân Tiên hay Chân Tiên Tự, thuộc xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Từ thành phố Vinh, theo quốc lộ 1A về phía Nam đến thị trấn Nghèn tại km số 31 rẽ hướng Đông theo đường Liên Hương 18km sẽ đến chùa Chân Tiên.
Nằm cách trung tâm thị xã Hà Tĩnh chưa đầy 20km về phía Tây Nam khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Kẻ Gỗ có diện tích tự nhiên 35,159ha, Hồ Kẻ Gỗ toạ ở địa phận hành chính của ba huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Hương Khê thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Đình Đỉnh Lữ nằm ở xã Tân Lộc huyện Can Lộc (nay là huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh. Đình Đỉnh Lữ nằm cách trung tâm huyện Can Lộc 8 km về phía Đông. Từ thành phố Vinh đi vào theo quốc lộ 1A đến thị trấn Nghèn, đi về phía Đông 10 km là đến di tích. Đình nằm ngoài bìa làng ở phía Tây Nam xã Tân Lộc, phía Bắc giáp làng Kim Anh, phía Tây giáp làng Thụ Lộc, phía Đông giáp xã Bình Lộc.
Chùa Hương Tích thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh được xây dựng từ đời nhà Trần trên ngọn núi Hồng Lĩnh. Hàng năm cứ đến ngày 19/2 âm lịch, nhân dân ở khắp mọi nơi đến hội chùa cúng Phật, cầu yên và thăm cảnh đẹp của chùa.
Di tích nhà cụ Mai Kính thuộc thôn Bùi Xá, xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ( nay là xã Thạch Việt, huyện Thạch Hà). Nhà cụ Mai Kính nằm cách thị trấn Cày, huyện Thạch Hà 5km về phía Tây Bắc, cách thành phố Vinh 43 km. Từ Vinh đi theo quốc lộ 1A về hướng Nam, đến ngã ba Giang rẽ về phía Tây 1km là làng Bùi Xá nơi có di tích.
Đến huyện lỵ Kỳ Anh, đi về hướng đông theo con đường liên xã, hay xuôi theo dòng sông Trí khoảng 7 - 8km, tới thôn Hải Khẩu (xã Kỳ Ninh), sẽ thấy một ngôi đền cổ kính. Đó là đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu, còn gọi là đền Bà Hải, đền Hải Khẩu, hay đền Chế Thắng phu nhân, cung phi vua Trần Duệ Tông, một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.
Đặc sản Cầu Phủ Hà Tĩnh - Kẹo cu đơ Anh Khang Cơ sở 1: Số nhà 19, Ngõ 247, đường Vũ Quang, TP Hà Tĩnh Điện thoại: 02393.853.421 - Di động: 0972.261.469 Cơ sở 2: Nhà số 1, Ngõ 110, Nguyễn Sĩ Sách, TP Vinh, Nghệ An Điện thoại: 02383.831.118 - 0986.606.095 - keocudoanhkhang@gmail.com