DANH MỤC SẢN PHẨM
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh
Kẹo cu đơ Anh Khang
Hộp loại nhỏ
Hộp loại vừa
Hộp loại to
Rượu Can Lộc
Rượu Hà Anh
VIDEO CLIPS
Nem Thanh Hóa
Kẹo cu đơ Anh Khang Hà Tĩnh
Chả lụa Hà Tĩnh
Nem cối Hà Tĩnh
Nem chua Xứ Nghệ
Chùa Hương Tích Hà Tĩnh
Ẩm thực Hà Tĩnh
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Giò chả Hà Tĩnh
Giò bò Hà Tĩnh
Giò lợn Hà Tĩnh
Giò me Xứ Nghệ
Chả lụa Hà Tĩnh
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Giò nem - 0975.26.55.67

Kẹo cu đơ - 0986.606.695
Hôm nay: 29483  - Tất cả: 14,207,150
 
TIN TỨC > DU LỊCH, LỄ HỘI
Bản in - Lượt xem: 2565
 
Những thức quà tuổi thơ Sài Gòn ai cũng mê
Tin đăng ngày: 28/4/2014 - Xem: 2565
 

Bánh bò, bánh cam, bánh ống lá dứa hay tàu hủ... đều là những món ăn gắn liền với ký ức tuổi thơ của rất nhiếu người mà bạn có thể thưởng thức với giá chỉ 10.000 đồng.

1. Bánh Cam

Bánh cam là tên gọi của người miền trong vì nó có hình dáng tròn như quả cam, người miền ngoài gọi là bánh rán. Bánh được làm từ bột nếp, nhân bánh thường là đậu xanh. Đậu xanh được tán nhuyễn, không khô cũng đừng dẻo quá, được vo thành viên tròn.

Bánh cam là tên gọi của người miền trong vì nó có hình dáng tròn như quả cam, người miền ngoài gọi là bánh rán. Bánh được làm từ bột nếp, nhân bánh thường là đậu xanh, bên ngoài là một lớp đường dẻo được thắng vàng óng. Bánh từng một thời là món quà vặt không thể thiếu của trẻ con trên khắp cả nước. Bánh cam với lớp đường ngọt lừ vàng óng bên trên luôn là món quà rong có thể gặp nhiều trong các chợ và trên đường phố.

2. Bánh tai yến

Bánh tai yến có nguồn gốc từ miền Tây, theo chân những người dân quê lên Sài Gòn lập nghiệp. Sở dĩ, bánh có tên gọi là tai yến vì hình dáng bên ngoài của bánh giống như tổ chim yến. Bánh tai yến có công thức chế biến khá đơn giản, nguyên liệu chủ yếu bao gồm đường, bột gạo, một ít bột năng, nước cốt dừa. Dầu ăn cho vào chảo nhỏ, đến khi dầu sôi thì đổ úp từng thìa bột xuống chảo, động tác phải nhanh và dứt khoát để bột bám vào nhau thành hình tròn, không bị rây ra xung quanh. Khi phần bột giữa chín phồng lên, viền bánh cong lại, rám vàng, bánh có hình chiếc nón úp ngược thì vớt ra, xếp bánh lên khăn giấy cho thấm bớt dầu, rồi bày ra đĩa. Chiếc bánh tai yến đạt yêu cầu và làm người thưởng thức thấy ngon miệng là khi viền bánh giòn, chính giữa bánh mềm dai. Người ta thường ăn bánh tai yến ngay khi còn nóng để thưởng thức vị giòn ngọt của nó, kèm theo đó là ly trà nóng. Nhưng cũng có người để bánh nguội rồi mới thưởng thức, bởi tai yến để càng lâu thì phần ruột bánh càng mềm dai, ăn rất thơm mát. Hiện nay, mỗi chiếc bánh tai yến có giá 5.000 đồng.

Bánh tai yến có nguồn gốc từ miền Tây, theo chân những người dân quê lên Sài Gòn lập nghiệp. Bánh có công thức chế biến khá đơn giản, bột gạo, một ít bột năng, nước cốt dừa và đường được hòa quyện vào nhau rồi chiên chín vàng. Người ta thường ăn bánh tai yến ngay khi còn nóng để thưởng thức vị giòn ngọt của nó, kèm theo đó là ly trà nóng. Nhưng cũng có người để bánh nguội rồi mới thưởng thức, bởi tai yến để càng lâu thì phần ruột bánh càng mềm dai, ăn rất thơm mát. Hiện nay, mỗi chiếc bánh tai yến có giá khoảng 5.000 đồng.

3. Bánh tiêu

Trong ngày mưa hoặc những buổi chiều se lạnh, chiếc banh tiêu nóng được ăn kèm với tương ớt thì không còn gì bằng, chỉ muốn ăn hết chiếc này đến chiếc khác.

Chiếc bánh đơn giản chỉ là bột mì chiên vàng hai mặt, bên ngoài được rắc một ít vừng, thậm chí không có nhân như các loại bánh khác nhưng vẫn có sức hấp dẫn đối với nhiều người. Trong ngày mưa hoặc những buổi chiều se lạnh, chiếc bánh tiêu nóng được ăn kèm với tương ớt thì không còn gì bằng, chỉ muốn ăn hết chiếc này đến chiếc khác. Trong nhịp sống hối hả ngày nay, bất chợt nghe tiếng rao chiều: “Ai bánh tiêu không?” lại giật mình nhớ về những ngày thơ bé với chiếc bánh tiêu còn thơm mùi vừng.

4. Bánh bò dừa

Nguyên liệu chính của bánh bò dừa là bột mì, bột nổi, trứng gà. Nhân bánh được làm từ dừa bào sợi xào với đường cát trắng và đậu xanh hấp chín. Múc một vá bột độ chừng muỗng canh đổ vào lòng khuôn, người bán cầm khuôn bánh lắc đều một vòng tròn cho bột tráng đáy không dồn cục. Đặt khuôn bánh lên bếp than đậy nắp lại. Độ chừng 2 phút mở nắp kiểm tra, khi thấy lớp bột mỏng trên thành khuôn đã giòn rộp thì dùng lưỡi dao gỡ bánh.

Món ăn đơn giản với một chiếc bánh hình trụ, bên trong là một ít dừa bào sợi xào với đường cát trắng và đậu xanh hấp chín. Không hiểu vì bánh thơm ngon, lạ miệng, giá rẻ (4.000 đồng một cái) hay vì một lý do nào đó mà bánh bò dừa trở thành một món quà vặt quen thuộc của người Sài Gòn, nhất là với những cô cậu học trò.

5. Chuối nếp nướng

Ở đâu thì người bán cũng nướng khoai, nướng chuối, nướng ngô theo cùng một kiểu, còn chuối nếp nướng lại khác. Sài Gòn thì trái chuối nếp thon dài, Mỹ Tho thì trái to bự ăn một quả là căng bụng, còn ở Cần Thơ, trái chuối nướng be bé, xinh xinh, không thon dài mà cũng không mập. Chuối nếp nướng ngon là những trái có màu nâu giòn của lớp nếp ngoài, màu trắng mềm của lớp nếp trong, màu vàng vừa chín tới của trái chuối không hề nhũn. Trời mưa, cầm trái chuối nướng nóng vùi trong tấm lá chuối tươi vừa mua ở gánh hàng rong, vừa xuýt xoa thổi vừa cắn ngập hàm răng vào, vừa la ngon quá, là cũng đủ làm nên những phút giây hạnh phúc. Không sơn hào hải vị, chỉ là thú ăn chơi, nhưng ăn một lần là ghiền luôn món chuối nướng thơm thảo mùi ruộng đồng dân dã.

Chuối nếp nướng ngon là những trái có màu nâu giòn của lớp nếp ngoài, màu trắng mềm của lớp nếp trong, màu vàng vừa chín tới của trái chuối không hề nhũn. Trời mưa, cầm trái chuối nướng nóng vùi trong tấm lá chuối tươi vừa mua ở gánh hàng rong, vừa xuýt xoa thổi vừa cắn ngập hàm răng vào, vừa la ngon quá, là cũng đủ làm nên những phút giây hạnh phúc. Không sơn hào hải vị, chỉ là thú ăn chơi, nhưng ăn một lần là ghiền luôn món chuối nướng thơm thảo mùi ruộng đồng dân dã.

6. Bánh ống lá dứa

Bánh ống được làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với màu của lá dứa, đường và nước cốt dừa.

Bánh ống được làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với màu của lá dứa, đường và nước cốt dừa. Khi chế biến, người làm bánh đặt khuôn trên nắp nồi, trong nồi có chứa nước, rồi bắt đầu đổ bột vào ống như chưng cách thủy, khoảng 2 phút là bánh đã chín. Bánh chín có màu xanh của lá dứa cùng với mùi thơm dịu. Bánh chín được thêm vào dừa nạo và muối vừng. Bánh ống phải ăn khi nóng mới thưởng thức được hết vị đậm đà. Trong đời sống của người dân miền Tây nói chung, bánh ống là món quà quê rẻ tiền mà đứa trẻ nào cũng thích.

7. Bánh tráng trộn

Hình ảnh các cô cậu học trò trên tay cầm bịch bánh tráng trộn, vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa là cảnh đã trở nên quen thuộc ở trước các cổng trường.

Món ăn gắn liền với hình ảnh các cô cậu học trò trên tay cầm bịch bánh tráng trộn, vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa trước các cổng trường. Nguyên liệu chính là bánh tráng phơi sương, có nguồn gốc từ Trảng Bàng - Tây Ninh. Người bán xắt nhỏ bánh tráng, trộn chung với các nguyên liệu bò khô, tôm khô, trứng cút, xoài, rau răm, sa tế, muối tôm và một ít quất. Ăn một miếng cảm nhận được vị ngọt ngọt chua chua, mùi thơm và dai của bò khô, vị bùi của lạc rang, lại thêm trứng cút vừa béo vừa thơm. Người ăn còn cảm nhận được cái ngon độc đáo của bánh tráng trộn nhờ vào một chút ớt cay và rau răm thái nhỏ.

8. Bắp nướng mỡ hành

Ngồi co ro bên bếp than hồng, cái cảm giác được ngửi thấy mùi thơm của ngô, mùi hành phi, vị mặn mặn của mắm, cùng với khí trời lạnh lạnh thật khiến con người ta ngây ngất. Cắn nhè nhẹ một vài hạt ngô nóng hổi để cảm thấy mùi mỡ hành thơm ngậy bốc lên, cảm nhận được vị ngọt của bắp đang lan dần trong miệng. Vừa ăn vừa say mê trò chuyện để rồi đến khi nhìn lại chỉ còn trơ cái lõi lạc lõng trong tay.

Ngồi co ro bên bếp than hồng, cái cảm giác được ngửi thấy mùi thơm của bắp, mùi hành phi, vị mặn mặn của mắm, cùng với khí trời lạnh lạnh thật khiến con người ta ngây ngất. Cắn nhè nhẹ một vài hạt bắp nóng hổi để cảm thấy mùi mỡ hành thơm ngậy bốc lên, cảm nhận được vị ngọt của bắp đang lan dần trong miệng. Vừa ăn vừa say mê trò chuyện để rồi đến khi nhìn lại chỉ còn trơ cái lõi lạc lõng trong tay.

9. Bắp xào

bắp, tép rang, hành lá nhưng nếu xét kỹ thì bắp xào ở đây có nhiều điểm riêng tạo nên sự khác biệt. Không như những hộp bắp xào khô rang không có một tí nước thì ở đây bắp được xào ngập trong nước. Nhờ vậy, những hạt bắp vừa mềm, vừa thấm đẫm gia vị. Xúc một thìa bắp xào cho vào miệng cảm nhận những hạt bắp ngọt, mềm, hòa trong cái béo của bơ, cái giòn của tép rang, tóp mỡ, hương thơm của hành lá tất cả hòa quyện với nước xào bắp ngọt, đậm đà làm cho bạn ăn xong còn phải thòm thèm

Ngoài bắp nướng, bắp xào cũng là món ăn vặt không thể thiếu trong tuổi thơ của rất nhiều người. Chỉ cần một ít bắp, tép rang, hành lá là đủ để chế biến nên một món ăn đầy hấp dẫn. Sự pha trộn giữa vị béo của bơ, cái giòn của tép rang, tóp mỡ, hương thơm của hành lá tất cả hòa quyện với nước xào bắp ngọt, đậm đà làm cho bạn ăn xong còn phải thòm thèm

10. Chuối chiên

trong những ngày trời mưa, không khí hơi se lạnh được thưởng thức cái bánh chuối chiên thơm giòn, nóng hổi thì còn gì bằng.

Trong những ngày trời mưa, không khí hơi se lạnh được thưởng thức cái bánh chuối chiên thơm giòn, nóng hổi thì còn gì bằng. Khi làm chuối chiên, người bán lựa chuối vừa chín tới, bổ đôi quả chuối theo chiều dọc. Bắc chảo dầu lên bếp, đợi đến lúc dầu sôi ùng ục, người bán nhúng từng miếng chuối vào hỗn hợp bột được trộn đều từ bột gạo, bột mỳ, bột năng, đường, muối… rồi cho vào chảo dầu. Khi hỗn hợp bột bọc bên ngoài miếng chuối chuyển sang màu vàng thì nhanh tay vớt lên để vào vỉ cho ráo dầu. Với mỗi người, bánh chuối chiên đã gắn liền với những hình ảnh tuổi thơ không thể nào quên.

11. Gỏi khô bò

Gỏi khô bò là một món ăn đơn giản, dễ chế biến. Đi ăn gỏi khô bò cũng chẳng phải đợi lâu. Vừa gọi món đã có ngay một đĩa gỏi khô bò đầy màu sắc mà ngon miệng. Khô bò thường là loại thịt bò qua chế biến và ướp gia vị kỹ càng, không giống như loại khô làm từ thịt bò được đóng gói bán sẵn trong các siêu thị. Gỏi khô bò phải ăn với đu đủ bào. Đu đủ được bào sợi, ngâm nước muối để khử mủ vào tăng độ giòn. Phía trên được trang trí bởi mấy cọng rau răm thái nhỏ, tăng mùi vị và tạo màu sắc bắt mắt thanh nhã, lại thêm mấy hạt lạc rang vàng giòn rụm. Gỏi đu đủ khô bò hơn thua nhau ở nước trộn gỏi, hương vị nước trộn mỗi nơi đều có bí quyết riêng. Nước gỏi ngon thường được pha giữa giấm, nước tương và nước ớt. Tùy theo liều lượng pha mà ra hương vị ngon hay dở. Ăn gỏi khô bò không thấy no, rất nhẹ bụng mà lại kích thích vị giác. Muốn ăn gỏi khô bò ngon có thể đến công viên Lê Văn Tám (đường Võ Thị Sáu). Quán gỏi của ông Năm bán ở đây rất được lòng mọi người. Đặc biệt là ăn gỏi khô bò trong khuôn viên công viên Lê Văn Tám rợp bóng cây sẽ cho bạn một cảm giác rất thư thái và thú vị. Một đĩa gỏi khô bò giá 10.000 đồng đến 15.000 đồng

Gỏi khô bò là một món ăn đơn giản, dễ chế biến với hai thành phần chính là khô bò và đu đủ bào sợi. Bên cạnh đó là nước trộn gỏi, nước gỏi ngon thường được pha giữa giấm, nước tương và nước ớt, tùy theo liều lượng mà ra hương vị ngon hay dở. Ăn gỏi khô bò không thấy no, rất nhẹ bụng mà lại kích thích vị giác.

12. Tàu hủ

Tàu hủ hay còn gọi là tào phớ, đậu hủ theo cách gọi của người miền Bắc và miền Trung là món ăn được làm từ đậu nành (đậu tương) được ăn kèm với nước đường và nước cốt dừa. Món ăn đi vào ký ức tuổi thơ của nhiều người với tiếng rao hàng quen thuộc 'Ai... ăn tàu hủ không???'

Tàu hũ hay còn gọi là tào phớ, đậu hũ theo cách gọi của người miền Bắc và miền Trung là món ăn được làm từ đậu nành (đậu tương) được ăn kèm với nước đường và nước cốt dừa. Món ăn đi vào ký ức tuổi thơ của nhiều người với tiếng rao hàng quen thuộc "Ai... ăn tàu hũ không?"

Ngoài ra, còn phải kể đến các món: bánh bò, bánh bông lan, bánh tàn ong, bánh gai, bánh giò, bánh giày... đó đều là những món ăn vùng miền gắn bó với tuổi thơ của mỗi người trong chúng ta.

 
<< Du lịch, lễ hội >>
Đặc sản Cầu Phủ Hà Tĩnh - Kẹo cu đơ Anh Khang
Cơ sở 1: Số nhà 19, Ngõ 247, đường Vũ Quang, TP Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.853.421 - Di động: 0972.261.469
Cơ sở 2: Nhà số 1, Ngõ 110, Nguyễn Sĩ Sách, TP Vinh, Nghệ An
Điện thoại: 02383.831.118 - 0986.606.095 - keocudoanhkhang@gmail.com
  rượu can lộc I đền chợ củi I giò chả hà tĩnh I kẹo cu đơ I