Bánh đa Hà Tĩnh nổi tiếng thơm ngon bởi người dân làm nghề luôn chú trọng khâu chọn gạo, bánh cho nhiều vừng đen và gia vị tiêu, tỏi tạo nên hương vị đặc trưng.
Người làm bánh đa lâu năm cũng không nhớ nghề có từ khi nào, chỉ biết rằng khi sinh ra đã thấy ông bà, bố mẹ làm những chiếc bánh đa vừng thơm ngon gánh đến chợ bán. Và những ngày lễ, tết, cưới hỏi... bánh đa không thể thiếu trên bàn ăn.
Ngày nay, khi cuộc sống khá giả, có nhiều món ăn ngon, hấp dẫn nhưng người con xứ Lường nói riêng, người Nghệ nói chung vẫn không thể quên được món ăn dân giã này. Với những người xa quê, mỗi lần bắt gặp chiếc bánh đa vừng, càng thêm da diết nhớ quê hương.
Trong chuyến công tác ở Hà Tĩnh, chúng tôi được tận mắt chứng kiến người dân chăm chút chiếc bánh đa từng li từng tý, họ thường xuyên canh nắng để trở bánh cho đều, tránh bánh quá khô. Bà Nguyễn Thị Cầm ( 90 tuổi) ở Thạch Hà, Hà Tĩnh - người có thâm niên làm bánh lâu năm cho hay: Trời nắng to phải canh bánh thường xuyên bởi quá nắng chiếc bánh sẽ cứng và cong, nhìn không đẹp mắt và khó nướng.
Để có một chiếc bánh đa thơm ngon, hấp dẫn, người làm bánh rất kỳ công từ khâu chọn gạo. Gạo sau khi ngâm một đêm, nhặt sạch lúa, sạn sau đó mới nghiền nhỏ thành bột.
Người dân còn kết hợp làm thêm cả bánh đa nem để nâng cao thu nhập cho gia đình và phong phú các mặt hàng.Từ nghề tráng bánh đa mỗi ngày có thể kiếm được từ 80.000 - 100.000 đồng. Những hộ làm nhiều có thương lái đến tận nhà thu mua có thể thu nhập cao hơn.
Bánh đa được nướng trên than hoa, lò vi sóng hoặc chiên dầu, một món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn với du khách.Nghề làm bánh đa vừng Đô Lương không chỉ giúp người dân có việc làm ổn định mà còn lưu giữ được nét đẹp của làng nghề truyền thống với món ăn đậm đà chất quê. Mỗi hạt gạo, hạt vừng, chiếc bánh chứa đựng cả tình cảm người làm trao gửi. |