DANH MỤC SẢN PHẨM
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh
Kẹo cu đơ Anh Khang
Hộp loại nhỏ
Hộp loại vừa
Hộp loại to
Rượu Can Lộc
Rượu Hà Anh
VIDEO CLIPS
Nem Thanh Hóa
Kẹo cu đơ Anh Khang Hà Tĩnh
Chả lụa Hà Tĩnh
Nem cối Hà Tĩnh
Nem chua Xứ Nghệ
Chùa Hương Tích Hà Tĩnh
Ẩm thực Hà Tĩnh
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Giò chả Hà Tĩnh
Giò bò Hà Tĩnh
Giò lợn Hà Tĩnh
Giò me Xứ Nghệ
Chả lụa Hà Tĩnh
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Giò nem - 0975.26.55.67

Kẹo cu đơ - 0986.606.695
Hôm nay: 98456  - Tất cả: 14,415,262
 
ẨM THỰC VIỆT NAM > DU LỊCH HÀ TĨNH
Bản in - Lượt xem: 1543
 
Nhà cụ Mai Kính - Thạch Hà
Tin đăng ngày: 4/5/2013 - Xem: 1543
 

Di tích nhà cụ Mai Kính thuộc thôn Bùi Xá, xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ( nay là xã Thạch Việt, huyện Thạch Hà). Nhà cụ Mai Kính nằm cách thị trấn Cày, huyện Thạch Hà 5km về phía Tây Bắc, cách thành phố Vinh 43 km. Từ Vinh đi theo quốc lộ 1A về hướng Nam, đến ngã ba Giang rẽ về phía Tây 1km là làng Bùi Xá nơi có di tích.

Là một vùng quê chuyên canh về nông nghiệp, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt nhưng nhân dân Phù Việt luôn mang sẵn trong mình truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và tinh thần hiếu học cao.

Từ năm 1926, tư tưởng yêu nước của cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã ảnh hưởng sâu sắc đến các địa phương của Hà Tĩnh, những tư tưởng đó được truyền bá rộng rãi vào các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên trí thức. Sự phát triển của các tổ chức yêu nước như Tân Việt, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội với sự ra đời của Đại tổ Tân Việt và hàng chục chi bộ thanh niên đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng một số thanh niên tiên tiến ở Phù Việt như Nguyễn Châu, Mai Kính v.v. . Mai Kính sinh năm 1894, con một gia đình nông dân nghèo. Năm 20 tuổi, bố mất, Mai Kính phải nghỉ học để ở nhà làm ruộng giúp mẹ. Từ ngày còn đi học, Mai Kính đã sôi nổi tham gia các phong trào Duy Tân, tuyên truyền lối sống mới. Năm 1925, Mai Kính là một trong những người trong nhóm phe Hộ đấu tranh chống lại phe Hào, buộc chúng phải trả lại các quyền lợi chính đáng cho dân nghèo.

Nhà Mai Kính nằm ở giữa xã Phù Việt. Từ năm 1927, căn nhà này đã gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu:
Tháng 2-1927, tại nhà Mai Kính, Đảng Tân Việt huyện Thạch Hà ra đời do các trí thức yêu nước trong vùng như Nguyễn Châu, Nguyễn Tứ Mỹ, Bùi Quang Điềm và Mai Kính đứng ra thành lập. Đây là tổ chức Tân Việt ra đời sớm, có tư tưởng cấp tiến nhất ở huyện Thạch Hà, là nòng cốt để trở thành Đảng Cộng sản sau này. Nhà Mai Kính là nơi hội họp, in ấn tài liệu, tổ chức phường hội của tổ chức Tân Việt ở Thạch Hà; là trung tâm bắt mối liên lạc phát triển tổ chức sang các địa phương khác.

Tháng 1-1930, đồng chí Trần Hữu Thiều ( quê ở Anh Sơn- Nghệ An) được Kỳ bộ Trung Kỳ Đông Dương Cộng sản Đảng cử vào Hà Tĩnh xây dựng cơ sở, phát triển đảng viên. Tại nhà Mai Kính, đồng chí Trần Hữu Thiều đã mở lớp huấn luyện bồi dưỡng lý luận cộng sản cho các hội viên của Tân Việt huyện Thạch Hà như Nguyễn Châu, Mai Kính, Võ Quê, Trần Hưng v.v.
Cuối tháng 3-1930, đồng chí Trần Hữu Thiều đã triệu tập Hội nghị thành lập Tỉnh ủy Lâm thời Hà Tĩnh. Được sự giúp đỡ của các đồng chí Võ Quê, Dương Lung, đồng chí Trần Hữu Thiều đã kết nạp đồng chí Mai Kính, Nguyễn Châu vào Đảng Cộng sản. Ít lâu sau, chi bộ Đảng Cộng sản ở Phù Việt được thành lập. Sau khi chi bộ ra đời, các tổ chức quần chúng như nông hội, phụ nữ, thanh niên, tự vệ đỏ cũng nhanh chóng được thành lập. Nhà đồng chí Mai Kính lại trở thành trụ sở in ấn tài liệu và là nơi làm việc của đồng chí Trần Hữu Thiều trong những ngày về công tác ở Hà Tĩnh.

Tháng 7-1930, được sự giúp đỡ của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Mai Kính- cán bộ Tỉnh ủy, tại đây đã diễn ra Hội nghị bàn kế hoạch tổ chức biểu tình kỷ niệm ngày chống chiến tranh đế quốc 1-8-1930.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng,Tỉnh ủy Lâm thời Hà Tĩnh nhận thấy cần phải tổ chức Đại hội để thành lập một Tỉnh Đảng bộ chính thức nhằm đưa ra một đường lối và nghị quyết rõ ràng, bầu ra một BCH Tỉnh ủy có đủ năng lực lãnh đạo cách mạng. Xứ ủy Trung Kỳ và Tỉnh ủy Lâm thời đã chọn làng Phù Việt để tiến hành Đại hội.
Nằm ở một vị trí thuận lợi cho việc bảo vệ và phát hiện kẻ địch, đồng chí Mai Kính- chủ ngôi nhà lại là thành viên tích cực của chi bộ Đảng lúc đó nên ngôi nhà của đồng chí đã được Tỉnh ủy Hà Tĩnh chọn làm nơi Đại hội thành lập tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnh.

Dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Hữu Thiều, Đại hội thành lập tỉnh Đảng bộ đã diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15 đến ngày 16/9/1930. Tham dự Đại hội có 20 đại biểu của 8 huyện thay mặt cho 376 đảng viên của toàn tỉnh. Sau khi thảo luận xong các nghị quyết, Đại hội đã bầu ra một BCH chính thức do đồng chí Nguyễn Châu (tức Nguyễn Thiếp, tức Kim Đơn) làm Bí thư. Đây là Đại hội có tầm quan trọng hết sức to lớn. Nó đánh dấu bước ngoặt vượt bậc của Đảng bộ Hà Tĩnh. Từ đây, tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnh đủ sức mạnh để lãnh đạo phong trào cách mạng phát triển hòa nhịp với cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh đang dâng lên khắp nơi. Nhà đồng chí Mai Kính lúc này trở thành trụ sở chính thức của Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Từ ngôi nhà này, các chỉ thị, nghị quyết, truyền đơn của tỉnh được in ấn, truyền đi để chỉ đạo phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân tới đỉnh cao, dẫn đến sự ra đời của Xô viết ở nhiều nơi. Ngày 25 đến ngày 31 -3-1931, tại làng Thượng Nga (Nga Lộc), Can Lộc đã diễn ra Đại hội đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh do đồng chí Mai Kính làm Bí thư. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tĩnh, đứng đầu là đồng chí Mai Kính phong trào đấu tranh của nhân dân vẫn diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nơi trong tỉnh.

Năm 1930, thực dân Pháp phát hiện Phù Việt là căn cứ đầu não của tỉnh ủy Hà Tĩnh nên tìm mọi cách đàn áp, tiêu diệt. Hơn 270 ngôi nhà đã bị chúng thiêu cháy. Ngôi nhà lớn của đồng chí Mai Kính đã được nhân dân cất dấu, còn mấy gian nhỏ từng nấu cơm nuôi dưỡng cán bộ Đảng thì bị đốt cháy.

Để bảo vệ ngôi nhà, sau năm 1930, nhân dân Phù Việt đã chuyển đi cất dấu nơi khác. Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí Mai Kính lại chuyển nhà về dựng trên nền đất cũ. Đó là một ngôi nhà tranh giản dị trong khu vườn có diện tích 2 sào trung bộ, hình chữ nhật, hướng về phía Đông Nam, ba mặt giáp với khu dân cư. Khu nhà gồm có hai nhà: nhà chính có ba gian hai hồi, được chia làm hai phòng. Phòng trong là nơi nghỉ ngơi cho gia đình, cho khách khi đến làm việc. Phòng ngoài dùng làm nơi hội họp và tiếp khách. Ngôi nhà nhỏ gồm ba gian hướng về phía Tây, dùng làm nơi nấu ăn, có một cửa phụ chạy ra sau vườn. Nhà cụ Mai Kính, nơi thành lập tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnh năm 1930 đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia năm 1990.

<< Du lịch Hà Tĩnh >>
Đặc sản Cầu Phủ Hà Tĩnh - Kẹo cu đơ Anh Khang
Cơ sở 1: Số nhà 19, Ngõ 247, đường Vũ Quang, TP Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.853.421 - Di động: 0972.261.469
Cơ sở 2: Nhà số 1, Ngõ 110, Nguyễn Sĩ Sách, TP Vinh, Nghệ An
Điện thoại: 02383.831.118 - 0986.606.095 - keocudoanhkhang@gmail.com
  rượu can lộc I đền chợ củi I giò chả hà tĩnh I kẹo cu đơ I